CÁC CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ PHỎNG VẤN BẰNG TIẾNG ANH
GHI ĐIỂM VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
1. Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? (Could you briefly Introduce yourself?)
Hầu hết các nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để bắt đầu cuộc trò chuyện với ứng viên. Mục đích của câu hỏi này là đánh giá cách trình bày của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có phải là ứng viên phù hợp hay không và sẽ đưa ra những câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.
Tip: Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần đưa ra dàn ý về thông tin cá nhân phù hợp và hữu ích cho công việc bạn đang ứng tuyển, chẳng hạn như ông việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp, nên gói gọn trong 2 phút. Chia sẻ ngắn gọn về sở thích và tính cách của bạn cũng là một cách để thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên bạn không nên nói quá nhiều về những chủ đề này với nhà tuyển dụng.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Trước khi giới thiệu về bản thân mình, em/tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh/chị khi đã tạo cơ hội cho em/tôi để được trao đổi về vị trí ứng tuyển của quý công ty. Em chào anh/ chị, tên em là Mai, họ tên đầy đủ của em là Nguyễn Thành Đạt. Em là học viên tốt nghiệp Hệ thống dào tạo CNTT quốc tế Softech Aptech Arena Đà Nẵng, trong thời gian làm sinh viên em đã từng tham vào một số cuộc thi tại trung tâm, thông qua chúng em đã học hỏi kĩ năng và tích luỹ được kinh nghiệm . Qua tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và môi trường làm việc bên mình cũng như những kinh nghiệm và sở trường em đang có, em thực sự mong muốn được có cơ hội được làm việc cùng anh chị tại công ty Y với vị trí lập trình viên."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"Before I introduce myself, I would like to thank you very much for giving me the opportunity to talk about the position in your company. My name is Nguyễn Thành Đạt. I am a fresh graduate of the International IT training system from Softech Aptech Arena Đà Nẵng. When I was a student, I used to participate in some competitions at my center. Through these works, I have learned and had more experiences in my major. I believe these will be useful for this position through understanding carefully the job position and working environment. For me, I really want to have the opportunity to work with you at company Y as a developer. "
2. Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì? (Can you briefly describe the work you have done? What was the main tasks at your most recent job?)
Mục đích của câu hỏi này để đánh giá về năng lực và những kinh nghiệm làm việc của bạn có phù hợp với vị trí đang ứng tuyển hay không.
Tip: Được đánh giá là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc được hỏi nhiều nhất và quan trọng nhất, bạn có thể trả lời câu hỏi này một cách trung thực, nó giống như chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì bạn i không biết hoặc không thể trả lời nếu nhà tuyển dụng hỏi chi tiết hơn về kinh nghiệm của bạn. Nên nói ngắn gọn và đầy đủ những gì bạn đã học hoặc biết về vị trí công việc và không mô tả chi tiết các vị trí đó. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy nói rằng bạn muốn công việc này và muốn dành nhiều thời gian để học hỏi và phát triển các kỹ năng và muốn tìm một công ty tốt để làm việc và gắn bó lâu dài.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Trước kia, tôi đã làm thực tập sinh cho 1 công ty phần mềm. Công việc của tôi là tham gia phát triển các dự án Web của Công ty, xây dựng các chức năng frontend của Website. Nghiên cứu và tìm hiểu các công nghệ HTML / CSS và JavaScript mới nhất để áp dụng cải tiến sản phẩm..”
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"In the past, I worked as an intern for a software company. My job was to participate in the development of Web projects for the Company, specializing in building frontend functions of the Website. Research and learn the latest HTML/CSS, and JavaScript technologies to apply product improvement. "
3. Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất? (What achievements in your job are you most proud of?)
Mục đích câu hỏi này là để nhà tuyển dụng (NTD) biết được mức độ thành thạo trong công việc của ứng viên và năng suất làm việc của họ như thế nào.
Tip: Bạn cần lập danh sách những thành tích của mình trong suốt quãng đời đi học: bạn đã giành được những giải thưởng gì, bạn đã tham gia những cuộc thi nào,… lý do là bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng về thành tích của mình. Theo dõi một loạt các hoạt động từ thời đi học của bạn cho thấy bạn là một ứng viên xuất sắc, nhiệt tình tham gia các hoạt động, mang lại những kỹ năng mềm rất tốt cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, công việc bạn đã làm hoặc những khó khăn bạn gặp phải. Hãy thể hiện sự nhiệt tình với công việc, kể cả khi làm việc ở công ty cũ, bạn cần bày tỏ cảm xúc của mình khi thực hiện tốt nhiệm vụ và rút ra được những bài học tích cực từ những lần này.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi từng được bầu chọn làm nhân viên của tháng chỉ trong vòng hai tháng đầu làm việc – điều rất ít người đạt được tại công ty X. Thành tựu này đến từ việc áp dụng tính sáng tạo trong phát triển website. Điều này tuy không đem lại lợi thế tài chính nhưng có giá trị tinh thần rất lớn với tôi"
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I was nominated as the employee of the month in just the first two months of my job - something very few people achieve at company X. This achievement comes from applying creation in developing website. This does not bring financial advantages, but it is of great spiritual value to me "
4. Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này? (What qualities / skills do you think you have that are right for this job?)
Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về năng lực của ứng viên và đánh giá họ có những tố chất phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Tip: Hãy đưa những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ....Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách liên quan đến công việc bạn đang nộp đơn vào.
Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi sẽ mô tả bản thân mình là một người luôn chăm chỉ và lạc quan, Nhiệt tình, ham học hỏi, chủ động trong công việc. Tôi muốn đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, truyền đạt niềm đam mê và niềm tin vào sản phẩm để đảm bảo rằng khách hàng cảm thấy họ đang đưa ra lựa chọn tốt nhất"
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I would describe myself as a hardworking and optimistic person who is enthusiastic, eager to learn, and proactive in work. I want to bring out the best in value for customers, imparting passion and trust in the product to make sure that the customer feels they are making the best choice "
5. Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không? (Do you think you have good ability to work independently or as a team? Can you share a specific case?)
Câu hỏi này nhằm đánh giá sự nhìn nhận bản thân và nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến mức độ hợp tác của bạn trong đội nhóm và cách làm việc theo từng yếu tố sẽ như thế nào?
Tip: Khi gặp câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn không nên nói là tôi chỉ thích làm việc độc lập, hoặc theo nhóm. Một ứng viên đa năng sẽ có thể tham gia làm việc theo nhóm và làm việc độc lập ổn, không phải chỉ giỏi một khía cạnh. Bởi làm việc độc lập hay theo nhóm thì đều quan trọng cả, nếu bạn chưa giỏi về cái nào thì hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ cải thiện thêm, hoàn thiện để trở nên tốt hơn.
Khả năng làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập đều quan trọng, các công ty sẽ mong muốn bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp tốt, bạn có thể trả lời là cách làm việc theo nhóm hay độc lập đều quan trọng, do đó để công việc hiệu quả cần có sự kết hợp cả hai.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Tôi nghĩ cả hai cách làm việc này đều bổ trợ cho tôi khi hoàn thành một nhiệm vụ được giao. Khi làm việc độc lập, tôi tập trung tốt hơn và trong quá trình làm việc nhóm, tôi sẽ cùng mọi người phối hợp hoàn thành công việc hiệu quả với một cách nhanh chóng hơn."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"I think both ways of doing things work for me when completing a given task. When I work independently, I focus better and during teamwork, I work together and achieve success quickly. "
6. Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 1 năm/ 3 năm tới sẽ như thế nào? (What will your career orientation for the next 1 year / 3 years be?)
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng hiểu thêm về định hướng nghề nghiệp, tham vọng của bạn, liệu bạn có gắn bó lâu dài với công ty, và lộ trình thăng tiến tại công ty có phù hợp với bạn hay không.
Tip: Hãy nói về mục tiêu (tính chất công việc mong muốn) và cách để bạn đạt được mục tiêu đó. Hãy lồng ghép các chi tiết phù hợp với mô tả công việc bạn đang phỏng vấn. Tránh nhắc đến những chi tiết liên quan đến khả năng cam kết lâu dài với công ty; tất cả chỉ là dự định của bạn, không có gì đảm bảo chắc chắn cho những kế hoạch này.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
"Mục tiêu ngắn hạn của em sẽ được học và phát triển bản thân mình với những kế hoạch công việc của công ty. Và mục tiêu dài hạn của em sẽ được đảm nhận những công việc khó hơn để có thể thăng tiến lên cấp bậc cao hơn"
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
"My short-term goal will be to learn and develop myself with the company's work plans. And my long-term goal will be taking on the harder jobs to advance to higher levels."
7. Bạn nghĩ mình sẽ gắn kết với công ty trong bao lâu? Điều gì sẽ giúp bạn gắn kết lâu dài với công ty? (How long do you think you will be with the company? What will help you stay engaged with the company?)
Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này vì nhiều mục đích. Họ muốn biết xem bạn có thể đi làm ngay cho họ không và bạn có cam kết sẽ tận tâm và gắn bó lâu dài với công ty họ không. Đây cũng là cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì để kết luận xem họ có nên tuyển dụng bạn hay không.
Tip: Đối với câu hỏi này, bạn không nên trả lời một cách trực tiếp bằng cách đưa ra cụ thể một con số liên quan đến thời gian mà bạn sẽ làm việc cho công ty họ bởi vì việc này sẽ làm giảm cơ hội trúng tuyển của bạn. Thay vào đó, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kế hoạch dài hạn mà bạn sẽ thực hiện ở công ty họ. Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn tìm kiếm những ứng viên mà sẵn sàng làm việc cho họ về lâu về dài. Do đó, bạn có thể nói rằng bạn thích đối mặt với những thách thức mà công việc đó mang lại và thế nên bạn sẽ gắn bó với công ty. Không chỉ vậy, bạn có thể nói rằng mình không thích “nhảy việc” hay đổi công ty. Bên cạnh đó, nếu bạn đã làm việc ở công ty nào đó được 5 đến 7 năm, bạn cũng nên chia sẻ mới nhà tuyển dụng để nâng cao độ tin cậy cho câu trả lời của bạn.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
“Tôi đã luôn tìm một công ty để tôi được thử thách bản thân và mang đến những giá trị tốt đẹp cho mọi người. Ở công ty bạn, có lẽ tôi đã tìm thấy những cơ hội đó và tôi chắc chắn sẽ làm việc trong một thời gian dài.”
“Theo tôi thấy, công ty bạn cho ứng viên một số cơ hội tuyệt vời để phát triển sự nghiệp. Vì vậy, nếu công ty thấy rằng năng lực của tôi phù hợp với công việc thì tôi luôn sẵn sàng làm việc cho công ty.”
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh:
“I have always been looking for a company where I can challenge myself and bring good values to everyone. In your company, perhaps I have found those opportunities and I will definitely work for a long time.
“As far as I can see, your company gives candidates some great opportunities for career development. Therefore, if the company finds that my qualifications are suitable for the job, I am always ready to work for the company. "
8. Mức lương và phúc lợi bạn mong đợi ở công việc mới như thế nào? (What salary and benefits do you expect from your new job?)
Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng thường có 3 lý do sau:
- Công ty đã có ngân sách cho vị trí này và muốn tìm hiểu về kỳ vọng của ứng viên.
- Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào chia sẻ của ứng viên và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để đưa ra một con số phù hợp. Nếu thấy hầu hết ứng viên đều đưa ra một con số cao hơn ngân sách của công ty, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải suy nghĩ về khoảng ngân sách mới cho vị trí này.
- Đánh giá mức độ kinh nghiệm và mức độ nhận biết về giá trị của ứng viên đối với chính mình. Một ứng viên hiểu rõ bản thân đáng giá bao nhiêu trên thị trường và tự tin nói về nó luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Dựa trên con số mà ứng viên đưa ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào kinh nghiệm và khả năng làm việc của họ đối với các ứng viên còn lại.
Tip: Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tưởng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương qua thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.
Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản ... cho rõ ràng và cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Việt:
Những câu trả lời mẫu này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình huống cụ thể của riêng bạn và chỉ nên được cân nhắc như những kinh nghiệm phỏng vấn dùng để tham khảo để bạn xây dựng câu trả lời cho riêng bản thân mình.
"Dựa trên kinh nghiệm, trình độ và sự nghiên cứu thị trường của tôi, tôi tin rằng mức lương từ 30.000$ đến 35.000$ mỗi năm sẽ là một khoản lương phù hợp cho vị trí này."
"Tôi hy vọng sẽ được trả một mức lương phù hợp với tiêu chuẩn chung của ngành dành cho một ứng viên tầm trung mong muốn gia nhập công ty ở vị trí này."
"Dựa trên khảo sát của tôi và thông tin mà quý công ty đã cung cấp, mức lương 2.000$ mỗi tháng, với thời gian nghỉ hàng năm hai tuần và các lợi ích khác sẽ là một đề nghị hợp lí."
"Mặc dù mức lương của tôi khá linh hoạt, tôi tin rằng tôi sẽ được đáp ứng khoản lương công bằng với các kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Tôi sẵn sàng thảo luận về những con số cụ thể một khi chúng ta đã bàn kĩ về các vấn đề của vị trí này."
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu bằng Tiếng Anh
These sample responses can be tailored to your own specific situation and should only be considered as your reference interview experiences for you to develop your own responses.
"Based on my experience, qualifications, and market research, I believe that a salary of between $ 30,000 and $ 35,000 per year would be the right salary for this position."
"I hope to be paid an industry-standard salary for a mid-range candidate wishing to join the company in this position."
"Based on my survey and the information your company has provided, a salary of $ 2,000 per month, with a two-week annual break and other benefits would be a reasonable proposition."
"Although my salary is quite flexible, I believe I will get a fair salary with my skills and experience. I am ready to discuss the specific numbers once we have discussed it. be careful about the issues of this placement”.
9. Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển? (What have you researched about the job or position that you are applying for?)
Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này là để tìm hiểu nguyện vọng cũng như những gì bạn biết về công ty. Đây là cơ hội để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm, nhiệt huyết với công ty. Việc tìm hiểu trước về công ty cũng giúp bạn có thể nhiều thông tin để so sánh, đối chiếu và biết được đâu là nơi phù hợp với bản thân trong trường hợp nhận được nhiều lời đề nghị làm việc khác nhau.
Tip: Trước tiên, hãy thể hiện mình là người đã có quan tâm và nghiên cứu trước về công ty và vị trí ứng tuyển trước khi nộp đơn xin việc. Điều này giúp cho nhà ứng tuyển thấy được mong muốn và khát khao của bạn cho công việc, chứ không phải là chỉ nộp đơn chơi. Bạn có thể đưa ra một số hiểu biết của mình về công ty như thời gian bắt đầu hoạt động, những ấn tượng của cá nhân về cách mà công ty đã vượt qua khó khăn để tồn tại trên thị trường và kế hoạch cụ thể cho tương lai.
Việc cho nhà tuyển dụng thấy mình đã có tìm hiểu về công ty và công việc trong suốt cuộc phỏng vấn là không hề thừa, vì nhà tuyển dụng cần người hiểu về công việc và sản phẩm của họ. Có thể những tìm hiểu của bạn là không đủ hoặc có thể hơi sai lệch một chút, nhưng nó vẫn thể hiện hứng thú của bạn cho công ty và tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng có thể bổ sung và điều chỉnh lại những kiến thức cho bạn khi vào công ty để bạn biết rõ hơn.
Hãy là người chủ động tìm hiểu thông tin về công ty trước buổi phỏng vấn, liệt kê những điều bản thân còn thắc mắc trong công việc lẫn cả văn hóa công ty để có thể trao đổi thêm với nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc tìm hiểu bản mô tả công việc, hãy liên kết nó với tình trạng công ty theo quan sát của bạn. Từ những gợi ý này bạn hoàn toàn có thể đoán ra rất rõ các công việc sắp tới mình phải làm. Lời khuyên là hãy đưa lý do kèm những dẫn chứng cụ thể vì sao công ty lại đặc biệt đối với bạn. Lưu ý: Không nên nói ra những lý do có thể gây mâu thuẫn với lý do bạn rời công ty cũ.