NHÂN LỰC NGÀNH CNTT ĐƯỢC SĂN ĐÓN TRONG KỶ NGUYÊN 4.0
Theo thống kê, số người thất nghiệp do đại dịch Covid-19 có thể lên đến hơn 20 triệu người. Tuy nhiên, một thực tế trái ngược lại xuất hiện trong ngành Công nghệ thông tin khi nhân lực ngành này được săn đón.
Trả lương cao nhưng doanh nghiệp vẫn khó tuyển nhân sự
Ngành CNTT luôn được đánh giá là một trong những ngành “khát” nhân lực nhất Việt Nam khi các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng. Theo nền tảng tuyển dụng chuyên CNTT TopDev, trong năm 2019, Việt nam thiếu đến hơn 90,000 nhân sự CNTT. Năm 2020, con số này đã tăng đến hơn 400,000 nhân lực và ước tính tới 500.000 vào năm 2021. Nền tảng này chỉ ra rằng mặc dù mức lương và phúc lợi cho ngành này liên tục tăng nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều thách thức trong việc tìm kiếm và đào tạo nhân tài.
Nhấn để phóng to ảnh
Lớp đào tạo lập trình cho doanh nghiệp tại Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị, Bách Khoa, Hà Nội
Nhu cầu nhân sự ngành IT cũng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện trong Quý I/2020 – thời điểm tâm dịch Covid-19. Báo cáo về “Thực trạng nhân lực IT và Kế hoạch tuyển dụng đáp ứng công nghệ mới” của Navigos Search công bố mới đây cũng khẳng định giai đoạn này hầu hết các công ty công nghệ đều có nhu cầu tăng quy mô nhân sự. Trong đó, 3 ngành đang thiếu hụt nhân sự là: phát triển website toàn diện (full-stack) chiếm 49% nhu cầu tuyển dụng mảng công nghệ, Java & Javascript chiếm 27% và kiến trúc hạ tầng (Architect design) chiếm 22%.
Mảng nhân sự IT đang thiếu hụt tại doanh nghiệp (Nguồn: Navigos)
Tuy là mùa dịch nhưng mức lương cho các vị trí này tại công ty công nghệ vẫn cao hơn so với mặt bằng chung. Đối với những người có kinh nghiệm, mức lương có thể khoảng 15-23 triệu đồng/người/tháng (tương đương 700-1.000 USD/người/tháng). Trong khi, những ngành nghề khác chỉ ở mức 12-15 triệu đồng (tương đương 500-700 USD/người/tháng).
Trước thực trạng này, nhu cầu đào tạo ngành CNTT cũng tăng lên rất nhiều, đặc biệt là phương pháp hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở giảng dạy, đảm bảo sinh viên phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
Cơ hội luôn đến với những ai biết nắm bắt
Mặc dù ngành CNTT có cơ hội việc làm rộng mở nhưng thành công chỉ đến với những ai biết chớp lấy thời cơ, đặc biệt là những bạn trẻ đang ở ngưỡng cửa cuộc đời và đang phân vân lựa chọn sự nghiệp trong tương lai.
Phan Văn Hiệp (học viên Aptech cơ sở 212 – 214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, HCM) hiện đang là Senior Software Engineer tại Zalo (VNG)
Bạn Phan Văn Hiệp, hiện là đang giữ vị trí Senior Software Engineer tại Zalo (thuộc Công ty VNG) là một người như thế. Chấp nhận đi ngược hướng với số đông, anh gia nhập Aptech ngay sau khi tốt nghiệp THPT và đã có những bước tiến dài nhờ sự hướng dẫn của giảng viên. Hiệp chia sẻ: “Với kinh nghiệm của mình, các bạn sinh viên có thể từ những kiến thức học tại Aptech, từ đó trải nghiệm các công việc thực tế để tìm ra được định hướng lập trình phù hợp với bản thân nhất”.
Bạn Anh Tuấn (học viên Aptech cơ sở 285 Đội Cấn) đang làm việc tại viện Big Data của Vingroup.
Giống như Hiệp, bạn Nguyễn Anh Tuấn cũng từng lựa chọn Aptech ngay sau khi tốt nghiệp trường chuyên Vĩnh Phúc. Mặc dù là dân toán tin của một trường chuyên công lập nhưng bạn đã lựa chọn không thi đại học mà học thẳng Aptech để theo đuổi lĩnh vực CNTT. Với những công nghệ mới nhất mà Anh Tuấn được tích lũy tại Aptech, bạn dễ dàng chuyển tiếp sang lộ trình học thạc sỹ tại đại học Greenwich (Anh Quốc). Lợi thế cạnh tranh này đã đem đến cho Tuấn nhiều vị trí công việc hấp dẫn, đặc biệt phải kể đến vị trí Data Scientist mà bạn đang đảm nhiệm tại viện Big Data của Vingroup.
Trương Quốc Anh Khoa hiện đang là Scrum Master/Team Leader tại Harveynash Vietnam
Nếu như Hiệp và Anh Tuấn lựa chọn ngay trước ngưỡng cửa đầu đời thì Trương Quốc Anh Khoa lại theo học Aptech khi đã đi làm. Sau khoảng 4-5 năm đi làm, cảm thấy ngành IT đang rất phát triển và có nhiều việc làm nên anh muốn phát triển thêm công việc ở lĩnh vực IT. Tuy nhiên, việc học của anh tại Aptech bị gián đoạn vì phải đi nước ngoài làm việc. Sau khi trở về Việt Nam, Khoa quay lại Aptech để hoàn tất việc học của mình. Từ đây, sự nghiệp của anh đã có bước ngoặt mới và hiện tại anh đang đảm nhiệm vị trí Scrum Master/Team Leader tại Harveynash Vietnam.
Năm 2020 chứng kiến nhiều thay đổi trong kỳ thi THPT Quốc gia do thời gian nghỉ dịch Covid-19. Cụ thể, kết quả của kỳ thi này chỉ được sử dụng để xét tốt nghiệp và các trường sẽ có phương án tuyển sinh riêng. Do đó, các bạn học sinh lớp 12 càng cần tỉnh táo để có lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình. Vì vậy, xác định được đam mê và nghiên cứu tiềm năng của ngành CNTT để có thể theo đuổi ngay sau khi tốt nghiệp THPT chính là bước đi đáng được cân nhắc nhằm gặt hái thành công như những anh chị đi trước.