TOP 10 VIỆC LÀM CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ‘SĂN LÙNG’ NHIỀU NHẤT NĂM 2023
Từ kỹ sư đám mây đến chuyên gia an toàn thông tin, trận chiến “săn đầu người” công nghệ năm 2023 sẽ tiếp tục khốc liệt, đi kèm với mức thu nhập hấp dẫn.
Thị trường nhân sự công nghệ thông tin (CNTT) dường như chưa “hạ nhiệt” khi các doanh nghiệp sẵn sàng “trả giá” cao để kéo được nhân tài. Theo báo cáo lương CNTT 2023 của Robert Half Technology, các việc làm được săn lùng nhiều nhất vô cùng đa dạng, từ tập trung vào dữ liệu cho đến bảo mật. Khảo sát cũng tiết lộ mức lương trung bình cho từng vị trí dựa trên kinh nghiệm.
Theo báo cáo, tuyển dụng trong ngành công nghệ vẫn mạnh mẽ. Trong số những người tham gia khảo sát, 86% cho biết, để tìm được nhân sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, ứng dụng, tự động hóa quy trình, kiến trúc và vận hành đám mây rất khó.
Dưới đây là 10 việc làm công nghệ được săn đón nhất năm 2023.
1. Lập trình viên cơ sở dữ liệu
Lập trình viên cơ sở dữ liệu (CSDL) phụ trách phát triển và duy trì máy chủ mới, xác định các nhu cầu của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn các yêu cầu công nghệ và sửa lỗi máy chủ. Các ứng viên cần có kinh nghiệm xử lý các vấn đề của CSDL, nắm bắt các phương pháp hay nhất, xác định những yêu cầu của người dùng front-end. Họ nên có kinh nghiệm với CSDL NoSQL, Oracle Database, hạ tầng Big Data. Vị trí thường yêu cầu bằng cử nhân khoa học máy tính hay lĩnh vực liên quan và 3 đến 4 năm kinh nghiệm lập trình viên CSDL hay lĩnh vực liên quan.
Bạn có thể tham khảo về khóa học này tại: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH CSDL VỚI SQL SERVER
2. Lập trình viên front-end
Lập trình viên front-end phụ trách lập trình, thiết kế, duy trì và chỉnh sửa ứng dụng trên nền web và di động. Vị trí yêu cầu khả năng viết ứng dụng web, di động tập trung vào trải nghiệm người dùng, chức năng, tính hữu dụng.
Nó yêu cầu năng lực quản trị dự án phức tạp và sắp xếp các yêu cầu thiết kế trong khi đảm bảo sản phẩm cuối cùng có thể mở rộng quy mô, bảo trì và hiệu quả. Lập trình viên front-end viết và phân tích mã, sửa lỗi ứng dụng, hiểu biết sâu sắc về CSDL và mạng. Vị trí này thường yêu cầu bằng cử nhân CNTT hoặc lĩnh vực liên quan, hiểu biết nhiều ngôn ngữ lập trình.
Bạn có thể tham khảo về khóa học này tại: LẬP TRÌNH WEB VỚI HTML5, CSS3 VÀ JAVASCRIPT
3. Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm sẽ thiết kế, viết phần mềm và ứng dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là vị trí đòi hỏi sự phối hợp và kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng làm việc theo nhóm.
Các kỹ sư phần mềm được giao nhiệm vụ sản xuất các mã nguồn chất lượng, được sắp xếp và tổ chức tốt. Họ làm việc chặt chẽ với vị trí QA để bảo đảm phần mềm được thử nghiệm chính xác. Vị trí thường cần bằng cử nhân khoa học máy tính, kỹ sư điện, kỹ sư máy tính hay lĩnh vực liên quan.
Bạn có thể tham khảo về khóa học này tại: LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ APTECH (ADVANCED DIPLOMA IN SOFTWARE ENGINEERING)
4. Nhà phát triển phần mềm
Nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, cài đặt, thử nghiệm và duy trì hệ thống phần mềm. Vị trí sẽ cần ứng viên có kinh nghiệm làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình như C#, C++, HTML, Java, Microsoft .NET và SQL Server. Ngoài ra, cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đưa ra khuyến nghị để cải thiện các ứng dụng web, phần mềm, di động để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Bạn có thể tham khảo các khóa học này tại: CÁC KHÓA HỌC LẬP TRÌNH APTECH EXPRESS
5. Kỹ sư đám mây
Kỹ sư đám mây phụ trách giám sát hệ thống dựa trên đám mây của một tổ chức, phát triển và áp dụng các ứng dụng đám mây, tích hợp các ứng dụng hiện hành vào đám mây. Những ứng viên nên có kinh nghiệm xử lý các lỗi cloud stack, bảo vệ ứng dụng trong đám mây, sáng tạo các giải pháp dựa trên đám mây.
Họ cũng nên có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, hiểu biết về SysOps, Azure, AWS, GCP và CI/CD. Ngoài ra, còn cần kỹ năng mềm như giao tiếp tốt, khả năng cộng tác, kỹ năng quản lý khách hàng. Vị trí yêu cầu bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc lĩnh vực liên quan, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, ưu tiên các ứng viên sở hữu các chứng chỉ như AWS Certified Cloud Practitioner, Google Cloud Professional và Microsoft Certified: Azure Fundamentals.
6. Kỹ sư DevOps
Các kỹ sư DevOps phát triển và cải thiện hệ thống CNTT, đóng vai trò trung gian giữa các nhóm phát triển để đảm bảo dòng chảy xuyên suốt giữa việc lập trình và kỹ thuật. Vị trí này rất cần thiết để cải tiến và duy trì hạ tầng CNTT, đám mây, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp.
Các kỹ sư DevOps phải có khả năng triển khai các ứng dụng tự động, duy trì ứng dụng, xác định rủi ro và lợi ích tiềm tàng của các phần mềm, hệ thống mới. Vị trí cần tối thiểu bằng cử nhân khoa học máy tính, kỹ sư phần mềm hay lĩnh vực liên quan, cũng như kinh nghiệm tự động hóa, triển khai hạ tầng, phát triển dịch vụ trên các nền tảng đám mây như AWS.
Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những ứng viên có các chứng chỉ như Docker Certified Associate (DCA), Certified Kubernetes Administrator (CKA), AWS Certified DevOps Engineer và Microsoft Azure DevOps Engineer Expert.
7. Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính
Quản trị viên hệ thống mạng và máy tính phụ trách xử lý các hoạt động hàng ngày của mạng lưới máy tính trong doanh nghiệp. Các chuyên gia này thường có bằng cử nhân khoa học máy tính, hiểu biết về giao thức LAN/WAN, phần mềm, phần cứng.
Nhân sự mất nhiều thời gian để xử lý các vấn đề về mạng và máy tính, sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi trong trường hợp khẩn cấp.
8. Kỹ sư bảo mật mạng lưới
Kỹ sư bảo mật mạng lưới có nhiệm vụ triển khai và bảo trì mạng WAN, LAN, kiến trúc máy chủ. Họ sẽ giúp tổ chức của mình đi đúng hướng bằng cách thực thi các chính sách bảo mật mạng lưới, bảo đảm tuân thủ trong toàn bộ doanh nghiệp, đánh giá các nguy cơ bảo mật bên ngoài.
Họ cần phải áp dụng và quản trị phần cứng, phần mềm bảo mật, tìm ra các chính sách bảo mật phù hợp, để mắt đến các xu hướng mới nổi trong công nghệ bảo mật mạng lưới. Thông thường, vị trí này sẽ cần bằng cử nhân liên quan đến công nghệ, có kinh nghiệm cài đặt, giám sát và duy trì các giải pháp an ninh mạng.
9. Quản lý bảo mật hệ thống
Người quản lý sẽ phải quản lý và dẫn dắt một nhóm các quản trị viên bảo mật, nhà phân tích và các chuyên gia CNTT khác với mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin cho toàn bộ tổ chức. Vị trí thường yêu cầu bằng cử nhân hệ thống thông tin, 5 năm kinh nghiệm bảo mật hệ thống và mạng lưới cũng như kinh nghiệm quản lý. Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm các ứng viên sở hữu chứng chỉ Certified Information Systems Security Professional (CISSP) và CompTIA Security+ certifications.
10. Hỗ trợ khách hàng
Với các doanh nghiệp dịch vụ, hỗ trợ khách hàng (help desk) là một phần quan trọng. Nhân viên hỗ trợ khách hàng cần có kỹ năng mềm và kỹ thuật phù hợp để xử lý bước đầu các khó khăn của khách hàng.
Vị trí này có thể chia làm 3 cấp tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, kỹ năng, bằng cấp và chứng chỉ.