CON GÁI GEN Z HỌC LẬP TRÌNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG LỢI THẾ

image
image

CON GÁI GEN Z HỌC LẬP TRÌNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG LỢI THẾ

Không còn là nghề "chỉ dành cho con trai", ngành IT giờ đây được rất nhiều bạn nữ gen Z quyết tâm theo đuổi. Không chỉ biết cách phát huy những ưu thế nổi bật của bản thân để khẳng định mình, phái nữ gen Z còn truyền cảm hứng học công nghệ thông tin (CNTT) cho nhiều bạn gái khác.

Con gái gen Z học IT và những lợi thế trước mắt

Lĩnh vực IT chưa bao giờ là "lãnh địa" riêng của các bạn nam giới bởi hiện nay rất nhiều bạn gái đặc biệt là thế hệ gen Z - những người của thời đại mới luôn dám nghĩ dám làm, biết chủ động quyết định tương lai của chính mình, vượt qua những định kiến xã hội về nghề để quyết tâm theo đuổi ngành này.

Lớp học lập trình Aptech tại cơ sở 54 Lê Thanh Nghị, Bách Khoa, Hà Nội

Theo "Báo cáo thị trường IT 2020" của TopDev, nữ giới trong ngành CNTT tại Việt Nam chiếm khoảng 6,86% nhưng tỉ lệ này có dấu hiệu tăng dần theo từng năm. Điều đó cho thấy nhiều nữ sinh Việt sẵn sàng bỏ qua định kiến và theo đuổi lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Không thể phủ nhận, phái nữ luôn sở hữu những ưu điểm như khả năng giao tiếp khéo léo, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, là những nét tính cách cần có để phát triển trong ngành này. Đặc biệt là tư tuy logic - yếu tố quan trọng nhất của người làm IT mà các bạn nam thường được đánh giá cao hơn thì các bạn nữ cũng có thể đạt được nếu rèn luyện đúng cách.

Không chỉ trong quá trình học tập mà ngay cả khi đi làm, các bạn nữ cũng luôn được các doanh nghiệp ưu ái tuyển dụng, đặc biệt ở các vị trí có những yêu cầu rất khắt khe như Software Testing (QA Tester), BA (IT Business Analyst) với mức lương vô cùng hấp dẫn lên đến gần 1000 đô.

Báo cáo thị trường IT 2020 – Mức lương theo vị trí - Nguồn: TopDev

Tại các lớp học của Aptech – một trong những đơn vị đào tạo lập viên quốc tế hàng đầu Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp không ít "bóng hồng" tiêu biểu trong lĩnh vực này.

Lê Thị Sơn Ca - Cú chuyển hướng bất ngờ và hành trình trở thành Nữ thủ khoa Aptech

Nhắc đến Sơn Ca là nhớ về câu chuyện của một cô gái trẻ từ bỏ một công việc ổn định trong lĩnh vực kinh tế để bắt đầu hiện thực hóa ước mơ mà mình đã tạm gác lại từ lâu - trở thành một lập trình viên.

Lê Thị Sơn Ca (học viên Aptech cơ sở 212 – 214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, HCM) – nữ thủ khoa Aptech 2018 rẽ hướng học CNTT khi đang làm trong ngành kinh tế

Tận dụng thế mạnh của bản thân là tư duy logic và am hiểu công nghệ cũng như sự thấu hiểu những khó khăn của con gái khi làm lập trình viên, Sơn Ca đã nỗ lực bền bỉ học tập để vươn lên với thành tích Thủ khoa Aptech 2018. Hiện cô bạn đang làm việc tại vị trí BA (Business Analyst) tại TMA Solutions - một trong những công ty CNTT hàng đầu Việt Nam.

Sơn Ca chính là ví dụ điển hình cho việc những định kiến xã hội sẽ không bao giờ trở thành rào cản nếu bạn thực sự đam mê và quyết tâm theo đuổi đến cùng.

Nguyễn Thị Hương Giang - "Con gái học IT cần tập trung, không ngừng học tập và thích ứng trong bất cứ hoàn cảnh nào"

Khác với những bạn cùng học, Hương Giang có xuất phát điểm không giỏi các môn tự nhiên, tính toán, khiến cô bạn gặp khó khăn trong những ngày đầu theo học Aptech. Thế nhưng, Giang đã nhanh chóng tìm ra phương pháp học cho riêng mình, đó là tập trung cao độ vào các bài giảng, học hỏi để nâng cao kỹ năng và tiếp nhận công nghệ mới thật nhanh từ tài liệu và những người có chuyên môn.

Hương Giang (học viên Aptech cơ sở 285 Đội Cấn, Ba Đình, HN) được nhận làm việc chính thức tại IFI solution khi còn là sinh viên năm thứ 2

Hiểu được một trong những thử thách cho các cô gái khi theo học IT đó là phải biết vận dụng lý thuyết để hoàn thành sản phẩm, Giang đã tìm đến chương trình Aptech Job Fair để được bước chân vào các doanh nghiệp và được lựa chọn để trở thành nhân viên bán thời gian của công ty IFI Solution, thuộc tập đoàn NTT DATA Nhật Bản. Đặc biệt, với những nỗ lực của bản thân, sự nhanh nhạy cùng kỹ năng tốt, Giang nhanh chóng trở thành nhân viên chính thức chỉ ngay sau học kỳ thứ 2 tại Aptech. Vừa học vừa làm đem đến cho Giang lợi thế khác biệt khi được trau dồi kinh nghiệm thực tiễn và có việc làm với mức lương hấp dẫn từ rất sớm.

Với Giang, điều quan trọng trong quá trình học đó là thái độ chủ động, luôn thích ứng với phương pháp mới đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Một trong những phương pháp quan trọng được các thầy cô Aptech áp dụng là "phá băng" (Ice breaking) để truyền năng lượng tích cực, tạo sự hứng thú cho các sinh viên mỗi đầu buổi học. Trong buổi học, thầy cô luôn đưa ra các ví dụ thực tiễn để minh họa, giải thích rõ hơn về lý thuyết để học viên có thể dễ dàng nắm bắt thông tin. Giang chia sẻ: "Trong những ngày dịch, bọn em được học qua chương trình trực tuyến của Aptech, nhờ đó mà quá trình học tập diễn ra không bị gián đoạn. Những buổi học diễn ra không khác gì trên lớp vì chúng em vẫn được tương tác, đặt câu hỏi với thầy cô, rồi những lý thuyết khô khan thì luôn được thầy cô minh họa bằng ví dụ sinh động, dễ hiểu".

Câu chuyện của Sơn Ca và Hương Giang - những nữ lập trình viên Gen Z chính là minh chứng rõ nét nhất cho việc không có ngành nào là ngành "mặc định" dành cho con trai hay con gái. Ngay từ bây giờ, các bạn gái Gen Z hãy sáng suốt lựa chọn ngành CNTT để phát huy những lợi thế đang có của chính mình và nắm bắt cơ hội khẳng định bản thân và làm chủ sự nghiệp tương lai.

Theo Trí Thức Trẻ

Chương trình Đào tạo Lập trình viên Quốc tế ADSE được triển khai dựa trên mô hình đào tạo hiện đại, đa phương thức AMEDA (Aptech Multi-modal Education Delivery Architecture), trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng xây dựng hệ thống, tự thiết kế nền tảng lập trình, phát triển các phần mềm ứng dụng, cập nhật các công nghệ mới nhất.

Học viên sẽ được tiếp cận kiến thức tiên tiến như: Mobile Apps, Java, .Net, Windows Store Apps, Big data, Android,…. trực tiếp hoàn thành 4 đồ án theo chuẩn quốc tế cũng như bổ sung các kiến thức để phát triển khả năng cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm, năng lực quản lý dự án.

Bên cạnh đó, khóa học cũng tạo cơ hội cho học viên nhận bằng Anh Quốc nhờ sự hợp tác giữa Aptech và NCC Education – tổ chức giáo dục của chính phủ Anh.

 

Tìm hiểu chương trình CNTT chuẩn Quốc tế tham gia vào ngành học mũi nhọn hiện nay

Các hoạt động khác